Saponin trong Tam Thất Bắc – Nghiên cứu thành phần trong Tam Thất Bắc
Saponin trong Tam Thất Bắc – Nghiên cứu thành phần trong Tam Thất Bắc. Tam thất (củ) là một loại dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong Y học truyền thống và trong công nghiệp dược phẩm hiện đại. Dựa vào một khảo sát ban đầu, hàng năm tại Việt Nam sử dụng hàng trăm tấn dược liệu tam thất, và nguồn cung cấp chủ yếu đến từ Trung Quốc.
Hiện nay, chính phủ đang khuyến khích xây dựng các vùng trồng dược liệu nhằm cung cấp dược liệu đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV, nhằm phục vụ điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Một số tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta đang phát triển và mở rộng vùng trồng tam thất. Cùng https://congtysamngoclinh.com/ tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Việc trồng tam thất cần đáp ứng nhiều tiêu chí đánh giá, nhưng quan trọng nhất là hàm lượng saponin phải đạt tiêu chuẩn quy định để có hiệu quả trong điều trị bệnh. Bài viết này cung cấp kết quả nghiên cứu về hàm lượng saponin trong củ tam thất của cây trồng ở tuổi 2 và 3 tại tỉnh Lào Cai và Hà Giang.
Mục Lục
Nguyên liệu
Mẫu rễ củ tam thất (Radix Panax notoginseng), loại cây trồng 2 tuổi và 3 tuổi, được mua tại tỉnh Lào Cai và Hà Giang.
Phương pháp nghiên cứu Saponin trong tam thất bắc
Phương pháp nghiên cứu thành phần saponin của cây Tam thất đã được sử dụng. Các phương pháp phân lập hợp chất đã được áp dụng.
Sắc ký lớp mỏng (TLC): Sử dụng sắc ký lớp mỏng trên bản mỏng đã được tráng sẵn DCAlufolien 60 F254 (Merck 1,05715). Các chất được phát hiện bằng đèn tử ngoại tại bước sóng 254 và 366nm hoặc sử dụng thuốc thử dung dịch H2SO4 10% phun đều lên bản mỏng, sau đó sấy khô và hâm nóng từ từ trên bếp điện cho đến khi xuất hiện màu sắc.
Sắc ký cột (CC): Sử dụng sắc ký cột với chất hấp phụ là silica gel pha thường và pha đảo (kích cỡ hạt 63-200, 40-63 µm, Merck, Đức).
Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất
Đo điểm nóng chảy trên máy Stuart SMP3. Phổ khối lượng ESI-MS đo trên hệ thống Alient 1260 series LC-MS ion trap. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR, 13CNMR, DEPT ghi trên máy JEOL ECX 400 MHz, chuẩn nội TMS (tetramethyl silan).
Qui trình chiết xuất và phân lập
Mẫu củ Tam thất (500 g) sau khi rửa sạch, phơi khô và xay nhỏ, được chiết kỹ bằng dung môi ethanol 80% ba lần (mỗi lần 3 L) sử dụng thiết bị chiết siêu âm ở 40oC trong 5 giờ.
Dung dịch chiết ethanol thu được được lọc qua giấy lọc, tập hợp và loại bỏ dung môi dưới áp suất giảm để thu được chiết xuất cao etanol toàn phần có trọng lượng 86,4 g (17,28% khối lượng khô).
Lấy 86,0 g chiết xuất cao hòa tan trong nước cất (600 mL) và chiết phân bố bằng hexan, axetat và BuOH (mỗi dung môi 3 lần, mỗi lần 600 mL).
Các phân đoạn hexan, etyl axetat và BuOH được loại bỏ dung môi dưới áp suất giảm để thu được các phân đoạn tương ứng: phân đoạn hexan (2,6 g), phân đoạn etyl axetat (33,8 g) và phân đoạn BuOH (60,7 g).
Tiến hành tách sắc ký cột phân đoạn chiết BuOH (40,0 g) trên cột sắc ký silica gel (Φ85mm × 90 mm) rửa giải với hệ dung môi có độ phân cực tăng dần từ CH2Cl2-MeOH (20:1→1:1, v/v, mỗi phân đoạn 600 mL) để thu được 5 phân đoạn ký hiệu là F1~F5.

Phương pháp điều chế phytosome của saponin toàn phần
Các bước thực hiện thí nghiệm như sau:
- Saponin toàn phần được tách chiết từ cây Tam thất (1,0 g) được hòa tan trong 10 ml aceton bằng cách khuấy từ gia nhiệt trong bình 250 mL.
- Phospholipid cũng được hòa tan trong 40 mL metylen clorua (CH2Cl2), sau đó khuấy đều và đun nhẹ, sau đó được đưa vào cùng một bình chứa saponin 250mL.
- Quá trình hồi lưu nhẹ được tiến hành ở nhiệt độ khoảng 50oC trong 3 giờ, sau đó chưng cất để loại bỏ dung môi bằng máy quay để cô.
- Sản phẩm tạo tủa trong 50 mL hexan (C6H14), được lọc tủa và rửa tủa bằng 40 mL hexan lạnh và 40 mL axeton lạnh, sau đó được sấy và hút ẩm chân không. Các tỉ lệ khác nhau giữa saponin và phospholipid được thực hiện.
Phân tích phổ hồng ngoại (IR) và phân tích nhiệt quét vi sai (DSC)
Phân tích phổ hồng ngoại nhằm xác định sự hiện diện của liên kết hidro trong phức phytosome saponin. Phân tích nhiệt quét vi sai được thực hiện trên máy Mettler DSC 30S (Mettler Toledo, US). Các tính chất chuyển pha nhiệt của mẫu được đo qua việc ghi lại dòng nhiệt tỏa ra (hoặc thu vào) từ mẫu được đốt nóng trong dòng nhiệt với các tốc độ khác nhau.
Có thể bạn quan tâm: Tam Thất Bắc dùng Cầm Máu
Kết quả:
- Hàm lượng saponin trong củ tam thất trồng tại tỉnh Hà Giang và Lào Cai ở tuổi 2 và 3 đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao hơn 5,0% tính theo dược liệu khô (Mẫu trồng ở Hà Giang: 2 tuổi đạt 6,1%, 3 tuổi đạt 8,2%; Mẫu trồng tại Lào Cai: 2 tuổi đạt 5,5%, 3 tuổi đạt 7,8%).
- Hàm lượng saponin tích lũy trong củ tam thất trồng tại Hà Giang và Lào Cai tăng mạnh từ tuổi 2 sang tuổi 3. Nếu so sánh tỷ lệ tăng hàm lượng saponin giữa củ 3 tuổi và củ 2 tuổi, đạt tới 34,4% ở Hà Giang và 40,0% ở Lào Cai.
Qua quy trình chiết cao saponin toàn phần, đã thành công điều chế và tối ưu hóa tỷ lệ thành phần, cũng như nghiên cứu một số đặc tính của dạng bào chế phytosome của saponin toàn phần từ cây Tam thất ở Tây Bắc.
Hiện đang tiếp tục nghiên cứu về tác dụng dược lý và sinh khả dụng của phytosome saponin để đánh giá những ưu điểm mà dạng bào chế phytosome mang lại, bao gồm khả năng hấp thụ tốt hơn, cải thiện các đặc tính dược động học của saponin và tăng hiệu quả trong điều trị.
Trên đây là bài viết: Phương pháp nghiên cứu Saponin trong tam thất bắc. Hy vọng bài viết này giúp bạn có thêm kiến thức về củ tam thất bắc. Thấy hay, hãy share cho bạn bè cùng xem nhé!